Giả kim thuật của người Ả Rập Giả_kim_thuật

Jabir ibn Hayyan (Geber)(khoảng 721 – 815)), được xem như cha đẻ của hóa học thời kỳ đầu

Vào thế kỷ thứ 8, sau khi người Ả Rập chinh phục Ai Cập, Syria và hàng loạt các quốc gia ở vùng Cận Đông thì trung tâm khoa học đã chuyển về Ả Rập. Vào đầu thế ký thứ 9, họ đã có giả kim thuật riêng và khác với giả kim thuật của người Hy Lạp.

Các nhà giả kim thuật Ả Rập không tiếp thu một cách đơn thuần thuyết Aristotle mà còn giải thích chúng theo ý họ và bổ sung các khái niệm mới. Họ giải thích sự xuất hiện của các kim loại trong thiên nhiên là do 2 chất ban đầu là lưu huỳnh và thủy ngân vì:

  • Thủy ngân có điểm đặc biệt là khả năng hòa tan các kim loại khác, kể cả vàng và đặc quánh lại tạo thành hỗn hống.
  • Lưu huỳnh có tính chất lý thú là khi kết hợp với chìthiếc nó sẽ cho các kim loại có vẻ sáng và màu sắc của bạc, kết hợp với đồng và sắt sẽ cho các kim lại đó màu sắc và vẻ sáng của vàng.

Theo ý kiến của các nhà giả kim thuật Ả Rập muốn điều chế vàng và bạc từ kim loại thường thì cần tỉ lệ kết hợp giữa thủy ngân và lưu huỳnh là đủ và hàng loạt cách điều chế vàng đã ra đời. Tuy nhiên tất cả đều thất bại.

Nhưng các nhà giả kim thuật Ả Rập không chỉ điều chế vàng mà còn nghiên cứu các chất và phương pháp điều chế các chất đó. Từ đó nhiều loại axít, bazơ, khoáng chất đã dược phát hiện. Đó là sự đóng góp vô cùng to lớn của các nhà giả kim thuật Ả Rập cho sự phát triển của hóa học.

Chính người Ả Rập đã thêm vào từ chymeia, nghĩa là "hóa học", tiếp đầu ngữ al để thành alchymeia, nghĩa là "giả kim thuật". Tên gọi này tồn tại đến cuối thế kỷ 18.